Trong khu vực Vườn quốc gia Hoàng Liên (vùng đệm và vùng lõi) có khoảng hơn 3.000 hộ dân và phân bố trên 154 thôn bản, trong đó có 05 thôn, bản hiện nằm sâu trong vùng lõi và 21 thôn nằm ở giáp ranh giới Vườn quốc gia. Đây là nơi sinh sống của 08 dân tộc anh em, trong đó dân tộc H’Mông chiếm khoảng 37,6% (phần lớn đang sinh sống ở các xã thuộc huyện Sa Pa), người Thái chiếm 36,4% (tập trung chủ yếu ở huyện Tân Uyên), người Dao chiếm 6,5%, số còn lại là các dân tộc như: Tày, Dáy, Khơ Mú, Lào, Kinh (người Kinh tập trung chủ yếu ở huyện Tân Uyên, tới đây theo chương trình khai hoang phát triển kinh tế miền núi và di dân tự do). Cụ thể như sau:
Bảng 01. Thống kê các thôn nằm trong vùng lõi và ven rừng Hoàng Liên (địa bàn Tỉnh Lào Cai)
STT | XÃ, THÔN | ||
A | Các Xã, thôn nằm trong vùng lõi | ||
I | Xã Bản Hồ | ||
1 | Thôn Séo Trung Hồ | ||
2 | Thôn Ma Quái Hồ | ||
3 | Thôn Tả Trung Hồ | ||
II | Xã Tả Tả Van | ||
1 | Thôn Séo Mý Tỷ | ||
2 | Thôn Dền Thàng | ||
B | Các xã, thôn nằm ven VQG. | ||
I | Xã Bản Hồ | ||
1 | Thôn Nâm Toóng | ||
2 | Thôn Bản Dền | ||
3 | Thôn La Ve | ||
4 | Thôn Hoàng Liên | ||
II | Xã Tả Van | ||
1 | Thôn Tả Van Giáy 1 | ||
2 | Thôn Tả Van Giáy 2 | ||
3 | Thôn Tả Chải Mông | ||
4 | Thôn Tả Chải Dao | ||
5 | Tả Van Mông | ||
III | Xã Lao Chải | ||
1 | Thôn Lý Lao Chải | ||
2 | Thôn Hàng Lao Chải | ||
3 | Thôn Lồ Lao Chải | ||
4 | Thôn San I | ||
5 | Thôn San II | ||
IV | Xã San Sả Hồ | ||
1 | Thôn Sín Chải A | ||
2 | Thôn Sín Chải B | ||
3 | Thôn Cát Cát | ||
4 | Thôn Ý Lình Hồ 1 | ||
5 | Thôn Ý Lình Hồ 2 | ||
Tổng cộng (24 thôn) | |||
Riêng 5 thôn bản nằm trong vùng lõi (Séo Mý Tỷ, Dền Thàng, Tả Trung Hồ, Séo Trung Hồ, Ma Quái Hồ) là nơi sinh sống chủ yếu của 03 dân tộc thiểu số, trong đó người H’mông chiếm 73,8% và người Dao chiếm 17,4% và dân tộc Dáy chiếm 8,8%. Phân bố dân cư trên các thôn bản không tập trung ở một khu vực cố định mà sống rải rác trên khắp các quả đồi của thôn nên việc tuyên truyền phổ biến giáo dục nhận thức của người gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, tiếp xúc trao đổi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và quản lý bảo vệ rừng.
Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội của người dân địa phương còn đang gặp rất nhiều khó khăn, đời sống của họ còn phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên rừng. Việc phát triển kinh tế hoàn toàn vào nông nghiệp thô sơ như trồng lúa nước, canh tác nương rẫy, trồng Thảo quả, chăn thả tự do và một bộ phận nhỏ nhờ vào du lịch (homestay, hướng dẫn, poster, bán hàng…). Diện tích trồng cây nông nghiệp trong vùng ít, đất xấu, phân bố rải rác, đất trồng màu thì thường phân bố ở xa khu dân cư và thường bám vào các khu rừng phục hồi. Hiện tại canh tác lúa nước trong vùng chủ yếu là 1 vụ hè thu do khả năng cung cấp nước cho sản xuất bị hạn chế, nhất là vào mùa khô và thời tiết quá lạnh. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của các hộ gia đình, như một hình thức dự trữ của cải, khi cần tiền họ có thể bán đi. Các loài gia cầm, Lợn và Dê được nuôi chủ yếu để lấy thịt, còn đối với Trâu và Ngựa được sử dụng cày kéo.
Khu vực VQG Hoàng Liên có cảnh quan núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, cùng và là nơi sinh sống của nhiều đồng bào các dân tộc ít người với nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc như hoạt động ca múa nhạc của người Mông, Dao, Giáy với những nhạc cụ: khèn, sáo, kèn, đàn môi; các kiến trúc nhà ở của người dân tộc, ẩm thực, lễ hội…Đây chính là thế mạnh đã góp phần gây dựng nên sự nổi tiếng của một khu du lịch đầy tiềm năng như VQG Hoàng Liên. Tại đây, du khách có thể tham gia và các hoạt động du lịch văn hóa – sinh thái thú vị.