Sau dân tộc H’Mông và dân tộc Dao, dân tộc Tày là dân tộc có số dân đông thứ ba ở Sa Pa. Có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, tộc người này là một trong những nhánh tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Nhóm ngôn ngữ này kéo dài thành một vệt từ miền Nam Trung Quốc đến Việt Bắc,Tây Bắc của Việt Nam, sang Lào, Thái Lan qua Mianma, thậm chí đến tận Ấn Độ cũng có một nhóm tộc người San, thuộc ngữ hệ Tày-Thái. Ở Sa Pa họ sống tập trung ở một số xã phía Nam như Bản Hồ, Nậm Sài, Thanh Phú là vùng thung lũng bằng phẳng, màu mỡ nhiều sông suối, nơi thuận tiện đánh bắt cá và làm ruộng.
Đặc điểm kinh tế: Nguồn sống chính của người Tày là nông nghiệp, ruộng nước. Nền nông nghiệp Tày đã phát triển tương đối cao. Ngoài lúa nước là cây lương thực chính, đồng bào còn trồng thêm ngô, khoai, sắn và các loại cây thực phẩm khác và thuốc lá trên những nương định canh. Đó cũng là nguồn thu nhập quan trọng của đồng bào Tày. Việc trồng bông dệt vải và nuôi tằm từ lâu đã phát triển, không những đáp ứng nhu cầu của từng gia đình, mà còn được bán ở những chợ tại địa phương. Ngoài ra, đồng bào còn chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, heo, gà, dê trở thành nguồn thu nhập phụ có giá trị kinh tế cao.Các nghề thủ công gia đình như đan lát đồ dùng gia đình bằng mây, tre, lá; rèn công cụ, nghề mộc và nghề gốm, đã đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương.
Tổ chức cộng đồng: Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ. Đồng bào Tày thường sống quần tụ thành từng bản. Mỗi bản có từ hai mươi đến một trăm nóc nhà. Nhiều bản hợp lại thành một mường tương đương với một xã. Bản (làng) của người Tày được xây dựng ở những chân núi hoặc những nơi đất đai bằng phẳng ven sông, suối, trên các cánh đồng. Nhiều bản làng) có lũy tre xanh bao bọc xung quanh. Tính cộng đồng của bản (làng) xưa kia đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống, đã để lại những thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc Tày…
Hôn nhân gia đình: Gia đình người Tày thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Vợ chồng yêu thương nhau, ít ly hôn. Đã từ lâu không còn tục ở rể.
Cưới xin: Nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu nhưng có thành vợ thành chồng hay không lại tuỳ thuộc vào bố mẹ hai bên và “số mệnh” của họ có hợp nhau hay không lại tuỳ thuộc vào bố mẹ hai bên và “số mệnh” của họ có hợp nhau hay không. Vì thế trong quá trình đi tới hôn nhân phải có bước nhà trai xin lá số của cô gái về so với lá số của con mình. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng.
Sinh đẻ: Khi có mang cũng như trong thời gian đầu sau khi đẻ, người phụ nữ phải kiêng cữ nhiều thứ khác nhau với ước muốn được mẹ tròn, con vuông, đứa bé chóng lớn, khoẻ mạnh và tránh được những vía độc hại.Sau khi sinh được 3 ngày cúng tẩy vía và lập bàn thờ bà mụ. Khi đầy tháng tổ chức lễ ăn mừng và đặt tên cho trẻ.
Thờ cúng: Người Tày thờ tổ tiên và bái vật giáo. Bàn thờ tổ tiên của người Tày đặt chính giữa nhà và làm thành một không gian riêng và được cung kính hết mực. Khách và phụ nữ trong nhà chửa đẻ không được phép ngồi hay nằm trên ghế, giường trước bàn thờ. Họ thường dùng bữa sau 2 giờ chiều và 8 giờ tối. Trong tôn giáo của người Tày, ngày 3/3 âm lịch là ngày tảo mộ, ngày lễ quan trọng nhất của người Tày.
Văn hóa: Hát then, hát lượn, hát sli được dùng vào các mục đính sinh hoạt khác nhau, các thể loại dân ca nổi tiếng của ngườiTày. Bộ nhạc cụ như Đàn tính, Lúc lắc. Những nhà truyền thống thường là nhà sàn, nhà đất mái lợp cỏ gianh và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng. Phổ biến là loại nhà đất 3 gian, 2 mái (không có chái), tường trình đất hoặc thưng phên nứa, gỗ xung quanh, mái lợp cỏ tranh, ngói âm dương hoặc tấm Prôximăng. Bố trí mặt bằng sinh hoạt được quy định thống nhất qua từng vị trí trong ngôi nhà. Người Tày sống định cư, quây quần thành từng bản chừng 15 đến 20 hộ, có quan hệ gần gũi với người Nùng và với người Choang (Trung Quốc). Những yếu tố tích cực được thể hiện trong văn học – nghệ thuật dân gian. Trước hết đó là loại truyện cổ thường đề cập đến nguồn gốc của những hiện tượng tự nhiên, xã hội, lịch sử, tỏ lòng ngưỡng mộ, biết ơn những người đã có công với làng xóm, quê hương, đất nước, và nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, hoặc lên án những bất công trong xã hội đương thời. Nhiều truyện cổ, ca dao, dân ca, nêu cao vai trò của lao động, ngợi ca nhân nghĩa, lòng chung thủy và đề cao tài năng, trí tuệ của con người.
Lễ tết: Hàng năm có nhiều ngày tết với những ý nghĩa khác nhau. Tết Nguyên đán, mở đầu năm mới và tết rằm tháng 7, cúng các vong hồn là những tết lớn được tổ chức linh đình hơn cả. Tết gọi hồn trâu bò tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch, sau vụ cấy và tết cơm mới, tổ chức trước khi thu hoạch là những cái tết rất đặc trưng cho dân nông nghiệp trồng lúa nước.
Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm mới và họ bắt đầu ăm tết từ ngày 28 tháng chạp âm lịch. Những ngày này trai gái trong bản lại khẩn trương trang trí lại nhà cửa, quét dọn sạch sẽ và sắp xếp lại đồ đạc trong nhà để cho gian nhà thêm mới mẻ và ấm cúng hơn. Bước sang ngày 29 người Tày bắt đầu làm thịt lợn và chế biến ra những món ăn như: giò, chả, thịt luộc, thịt nướng và lạp sườn..Nếu ngày này ai đó có dịp đến với vùng cao sẽ thấy nhà nào cũng treo những dây lạp sườn trong bếp trông thật hấp dẫn. Đến ngày 30 tết thì người Tày cất tất cả những đồ dùng trong nhà như: Dao, dựa, cày, bừa vào một nơi rồi làm lễ cúng để cho chúng nghi ngơi ăn Tết, vì theo đồng bào nơi đây những vật dụng đó đã gắn bó và theo người dân suốt một năm. Đêm giao thừa là dịp mà các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau để trò chuyện, cùng nhau thưởng thức những món ăn đặc biệt hơn ngày thường và chúc nhau những lời chúc năm mới hạnh phúc, thịnh vượng. Chuẩn bị đón tết còn là dịp cho trai, gái trong bản rủ nhau xuống chợ mua sắm cho mình những bộ quần áo mới nhất để đi chơi xuân. Ngày tết cũng là cơ hội để cho cả người già, trẻ em, thanh niên nam nữ kéo nhau đi xem các lễ hội vui xuân như: Tung còn, múa xòe và trao cho nhau những điệu hát Sli, hát lượn thật hay thật tình tứ.
Trang phục: Có đặc trưng riêng về phong cách thẩm mỹ. Người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm. Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu như không thêu thùa, trang trí. Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài ở bên ngoài. Nhóm Ngạn mặc áo ngắn hơn một chút, nhóm Phén mặc áo màu nâu, nhóm Thu Lao quấn khăn thành chóp nhọn trên đỉnh đầu, nhóm Pa Dí đội mũ hình mái nhà còn nhóm Thổ mặc như ngườiThái ở Mai Châu (Hoà Bình).
Trang phục nam: Y phục của nam giới Tày gồm loại áo cách 4 thân (slửa cỏm), áo dài 5 thân, khăn đội đầu, quần và giày vải. Áo cánh 4 thân là loại xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải (7 cái) và hai túi nhỏ phía dưới 2 thân trước. Trong dịp tết, lễ, hội nam giới mặc thêm loại áo dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Quần (khóa) cũng làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiễu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải dài tới mắt cá chân. Quần có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài. Khăn đội đầu màu chàm (30cm x 200cm) Quấn trên đầu theo lối chữ nhân.
Trang phục nữ: Y phục của nữ thường gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Áo cánh là loại 4 thân xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi nhỏ phía dưới hai vạt trước, thường được cắt may bằng vải chàm hoặc trắng. Khi đi hội thường được mặt lót phía trong áo dài. Vì vậy người Tày còn được gọi là cần slửa khao (người áo trắng) để phân biệt với ngườiNùng chỉ dùng màu chàm. Áo dài cũng là loại 5 thân, xẻ nách phải cài cúc vải hoặc đồng, cổ tròn ống tay và thân hẹp có eo. Trước đây phụ nữ mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần; đó là loại quần về nguyên tắc cắt may giống nam giới kích thước có phần hẹp hơn. Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu ‘mỏ quạ’ của người Kinh. Nón của phụ nữ Tày khá độc đáo. Nón bằng nan tre lợp lá có mái nón bằng và rộng. Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích… Có nơi còn đeo túi vải. Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục Tày không phải là lối tạo dáng là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm. Nhiều tộc người cũng dùng màu chàm nhưng còn gia công trang trí các màu khác trên trang phục, ở người Tày hầu như các màu ngũ sắc được dùng trong hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm. Riêng nhóm Pa dí (Lào Cai) có phong cách tạo dáng và trang trí khá độc đáo ở lối đội khăn và y phục.
Những điều kiêng kị: Có những điều kiêng kị như không đặt chân lên khúc củi đang cháy trong bếp lửa hay đặt chân lên thành bếp. Những người đi đám ma về chưa tắm rửa sạch sẽ không được nhìn vào gia súc, gia cầm. Người mới sinh con không được đến chỗ thờ tổ tiên. Khi đun nấu đồng bào Tày đều chú ý đặt quai ninh, chảo, nồi lên bếp không được để hai quai nồi, chảo theo hướng cây xà ngang (vì đó là hướng nằm của người chết) mà phải đặt theo hướng đòn nóc nhà. Người Tày nơi giáp cửa sổ gia chủ đặt hai chén con có ý giành cho tổ tiên về tiếp khách, khách không ngồi ở vị trí đó. Trong cuộc sống thường ngày, con cái có nhỡ đánh rơi vỡ bát hay chén, người lớn không dám đánh chửi con mà chỉ nhẹ nhàng: “Nào, thế là mình được bát chén mới rồi!” vì đánh chửi con sợ phạm vào giờ “xích khẩu”. Trong cuộc sống vợ chồng rất ít cãi nhau, hoặc đánh chửi, do vậy tình trạng ly hôn rất hiếm. Cũng có trường hợp, vợ chồng, con cái do nhiều yếu tố dẫn đến xích mích cao độ dám chửi thề sẽ dẫn tới gia đình lục đục, làm ăn mùa màng thất bát, ốm đau triền miên, hao tài tốn của. Lẽ đương nhiên, nếu gia đình không hòa thuận thì sẽ ông chằng bà chuộc, chẳng ai nghe ai, ốm đau tự đến, vật nuôi, của Người Tày rất kiêng nói to, va đập mạnh, chửi nhau nơi khuôn bếp để đun nấu. Vì họ coi khuôn bếp là nơi có Vua bếp, Táo quân, là ngưỡng cửa dẫn đến Ngọc Hoàng. Vì sợ bị “xích khẩu” (Pác vàm) nên từ già chí trẻ luôn khuyên nhau nói năng nhẹ nhàng, từ tốn trên dưới, bớt giận làm lành. Từ xưa đã lưu truyền câu: “Mười nước dồn thành nước hẵng trôi”, “Mười lần dồn một lần hẵng giận” (Sếp nặm sỏn hắt nặm Coòi luây, Sếp pày sỏn hắt pày Coòi náu). Trong bản, một người gặp ốm đau, hoạn nạn thì cả bản Mường cùng biết, cùng lo giúp đỡ. Đó là đạo nghĩa xóm giềng đã có từ ngàn xưa. Còn những người hay chửi bới,. Nếu chẳng may lúc cả giận đã chửi thề nguyền thì khi ốm đau hoạn nạn, những loại thuốc thông thường chữa không khỏi được là phải nhờ thầy tạo đến giải lời nguyền. Bị nhẹ thì làm lễ cởi nút (kẻ khót).