Cao Đỗ trọng được cô đặc bằng dây truyền sản xuất khép kín, tinh lọc, cô đặc liên tục kết hợp với những kinh nghiệm gia truyền.
Theo y học cổ truyền đỗ trọng có tác dụng chữa đau lưng, mỏi gối, di tinh, đái đêm, liệt dương, phụ nữ có thai, động thai, chữa cao huyết áp.
Nguồn gốc đỗ trọng:
Vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv.), họ Đỗ trọng (Eucommiaceae).
Đỗ trọng mọc ở một số vùng núi cao, có khí hậu mát đặc biệt ở rừng Hoàng Liên Sa Pa có rất nhiều và chất lượng tốt nhất.
Thành phần hoá học chính đỗ trọng:
Nhựa, tinh dầu.
Công dụng của đỗ trọng
• Bổ trung, ích tinh khí, kiện cân cốt, cường chí (Bản Kinh).
• Nhuận can táo, bổ can hư (Bản Thảo Bị Yếu).
• Bổ can, thận, cường cân cốt, an thai (Trung Dược Học).
• Ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị
• Trị âm nang ngứa chảy nước, tiểu gắt, lưng đau (Bản Kinh).
• Trị chân đau nhức không muốn bước (Biệt Lục).
• Trị lưng gối đau nhức, vùng bìu dái lở ngứa, âm hộâ ngứa, tiểu són, có thai bị rong huyết, trụy thai (Bản Thảo Bị Yếu).
• Trị chứng thận hư, lưng đau, liệt dương, thai động, thai lậu, trụy thai (Trung Dược Học).
• Trị cột sống đau nhức, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, thai động, Rong kinh, đầu đau, chóng mặt do thận hư (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Cách dùng, liều lượng sử dụng đỗ trọng: 0,01g cao Đỗ trọng hòa với 100ml nước ấm hoặc ngâm rượu với tỉ lệ 0,01g với 100ml rượu. Uống 2-3 lần mỗi ngày